Nguồn gốc của Tết Hàn Thực và ví dụ điển hình cho câu nói: “Có không giữ, mất đừng tìm”
Mọi người đều biết mùng 3/3 Âm Lịch hằng năm được gọi là Tết Hàn Thực, hay Tết bánh trôi bánh chay . Nhưng ít người biết đến nguồn gốc của tên gọi cũng như tại sao lại có cái Tết này.
Một điển tích khá nổi tiếng Vào thời Xuân Thu (khoảng những năm 770 – 221 TCN) vua nước Tấn là Tấn Văn Công vì đất nước gặp đại loạn phải đi bụi ăn nhờ ở đậu nay nước Tề, mai nước Sở. Ông có một hiền sĩ đi theo phò tá tên là Giới Tử Thôi. Trên đường lánh nạn, vì cạn kiệt lương thực, không còn cách nào khác, Giới Tử Thôi phải lén…cut đùi mình nấu dâng lên vua ăn chống đói. Vua ăn xong rồi biết được tấm lòng của người hiền sĩ thì vô cùng cảm kích. (…)
Giới Tử Thôi đi theo phò tá vua Tấn 19 năm, nếm mật nằm gai, đêm rét chung chăn, khổ luyện thành tài. Về sau vua Tấn Văn Công lấy lại được ngai vương, trở lại làm vua nước Tấn. Phong thưởng rất hậu hĩnh cho những người từng giúp sức mình, chỉ trừ Giới Tử Thôi…vì ông quên…(Ơ đấy, tốt với tất cả mọi người trừ người thân nhất với mình đấy).
Giới Tử Thôi cũng chẳng oán hận, coi rằng việc vua Tấn quên mình cũng là chuyện chẳng có gì đáng nói. Ông đưa mẹ về núi Điền Sơn ở ẩn. Tấn Văn Công về sau mới nhớ ra, cho người đi tìm, nhưng Tử Thôi không là người màng danh vọng tiền tài, nhất quyết không quay về lĩnh thưởng. Vua Tấn mới quyết định một nước đi vào lòng đất chính là đốt rừng, ép Tử Thôi phải quay về nhận bổng lộc. Chịu thì chịu không chịu cũng phải chịu. Tử Thôi quyết chí, 2 mẹ con cùng nhau hóa thành tro bụi trong biển lửa. Hôm ấy là ngày 3/3 Âm Lịch.
Vua Tấn lúc ấy vừa ân hận, vừa thấm thía câu nói “Có không giữ, mất đừng tìm” mà có tìm cũng đừng quyết liệt quá, lập miếu thờ Tử Thôi và mẹ. Truyền bá dân chúng rằng 3/3 hằng năm trong 3 ngày không được phép dùng lửa để nấu ăn. Muốn ăn thì ăn đồ nguội hoặc nấu từ hôm trước. Từ đó mới có cái ngày được gọi là Tết Hàn Thực
Tuy nhiên theo trung tâm nghiên cứu Lý học phương Đông, việc lấy ngày 3/3 giống như một sự gán ghép kiểu “đẽo chân cho vừa giày”, lấy một tích nào đó để mô tả cho ngày tết Hàn Thực mà thôi…
- Tìm hiểu thêm về lịch sử Việt Nam tham khảo: Đại Việt sử ký toàn thư và Việt Nam sử lược
Vì sao phải có bánh trôi bánh chay?
Tục cúng Bánh trôi bánh chay của người Việt gợi nhớ đến tích truyện “bọc trăm trứng của mẹ Âu Cơ”. Bánh trôi tượng trưng cho 50 quả trứng nở ra thành 50 người con lên rừng theo mẹ. Bánh chay tượng trưng cho 50 quả trứng nở ra thành 50 người con theo cha xuống biển.
Chính vì thế, Tết Hàn thực của người Việt chủ yếu mang ý nghĩa hướng về cội nguồn, tưởng nhớ công lao của những đã khuất.
Bánh trôi, bánh chay gợi sự tích mẹ Âu Cơ đẻ trăm trứng, phù hợp với văn hoá người Việt. Theo các chuyên gia văn hoá, khi bước sang tháng 3, thời tiết bắt đầu nóng lên, chuẩn bị bước sang mùa hè. Người Việt xưa đã sáng tạo ra món bánh trôi, bánh chay là những món ăn nguội, mang tính mát. Món ăn này vị ngọt thanh, rất phù hợp cho những ngày nóng nực.
Việc dùng bánh trôi, bánh chay để cúng lễ cũng mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp. Nó thể hiện cho văn hóa lúa nước. Cả hai thứ bánh đều được làm từ bột gạo nếp thơm, thành quả lao động vất vả mới có được để dâng lên ông bà, tổ tiên.