Th3 19, 2024

Tam đại quà biếu ở Hà Nội

Nhắc đến Hà Nội là nhắc đến vùng đất Kinh Kỳ với hàng trăm sản vật, đồ ăn hảo hạng. Thế nhưng để mang sản vật đó về làm quà hoặc làm quà biếu cho các dịp đặc biệt lại là một câu chuyện khác. Không ai bê bát phở làm quà tặng hay gói hộp bún đậu mắm tôm lên máy bay dù đây vẫn là những món đặc sản làm nên thương hiệu của ẩm thực Hà Nội. Nhưng đừng quá lo lắng, hôm nay người viết sẽ giới thiệu đến các bạn “Tam đại quà biếu” của người Hà Nội để mọi người có thêm sự lựa chọn mỗi lần đến Thủ Đô. Bài viết này sẽ xếp hạng ba thức quà được mọi người ưa chuộng mỗi khi muốn tặng quà theo thứ tự từ thấp đến cao.

  • Trà sen Tây Hồ.

Được ví như quốc túy của dân tộc nên trà sen Tây Hồ được người Việt ưa chuộng. Đây là một loại trà độc đáo đã được tạo ra bằng cách kết hợp và chắt lọc những yếu tố tốt nhất từ ​​thiên nhiên. Và từ đó cái tên “Thiên Cổ Đệ Nhất Trà” được mọi người đặt cho nó cũng từ đó mà ra đời. Trà sen từ xa xưa đã được coi là thượng phẩm tiến vua từ thuở sơ khai. 

Trà sen ra đời và trở thành thức uống danh giá dưới thời vua Tự Đức. Chỉ dùng trong những dịp đặc biệt hoặc ngày lễ của giới quý tộc, vua chúa. Những người hầu trong cung chèo thuyền đến hồ, nơi có hoa sen mọc, thời gian trong ngày khi mật hoa thơm nhất.

Họ sẽ loại bỏ từng cánh hoa mỏng manh một cách cực kỳ cẩn thận và sau đó đổ đầy trà xanh vào đó. Sau đó, bông hoa được đóng lại và các cánh hoa được buộc lại với nhau bằng dây thừng hoặc lụa mịn để chè xanh không bị khô và rụng. Lá trà xanh sẽ hấp thụ hương hoa nếu chúng được bao phủ bởi hoa sen suốt đêm.

Tuy nhiên, sau những giờ sáng sớm, quá trình này vẫn tiếp tục. Mọi người sẽ quay trở lại hồ để pha một bình trà xanh duy nhất cho nhà vua bằng cách sử dụng tất cả sương còn sót lại từ quá trình pha tối hôm trước cũng như bất kỳ giọt sương mới nào có thể rơi xuống.

Sau này, dù thời thế có đổi thay, thế nhưng cách thức ướp trà sen truyền thống vẫn không thay đổi. Trong văn hóa thưởng trà của người Hà Nội, trà ướp hương sen Hồ Tây là một loại trà thượng hạng. Từ đó, với hương vị đất Hà Thành, kỹ thuật ướp trà sen Hồ Tây đã phát triển thành một nét đẹp văn hóa. 

 

Sen trồng ở nhiều địa điểm khác nhau cũng sẽ có chất lượng khác biệt. Thế nhưng loài sen duy nhất có thể làm nền cho một loại trà tinh tế và cao quý như vậy chỉ có thể là sen ở Hồ Tây. Hoa sen của Hồ Tây phát triển khá lớn do đất đai màu mỡ của khu vực này. Ngoài ra, khu vực xung quanh Hồ Tây là nơi linh thiêng của nhân tài, nơi đây có thể hấp thụ rất nhiều dưỡng khí từ mọi nơi. Điều này cũng dẫn đến việc những bông hoa sen trong hồ phát triển một tính cách đặc biệt của riêng chúng. Nổi bật hơn cả chính là những bông sen Bách Diệp. 

 

Trà xanh và hương sen dịu nhẹ kết hợp với nhau tạo nên một mùi thơm dễ chịu. Vị ngọt tỏa ra một mùi thơm tuyệt đẹp, êm dịu. Pha trà sen là một quá trình phức tạp và đầy thử thách, đòi hỏi sự khéo léo tinh tế. Văn hóa trà sen Việt Nam coi đó là đỉnh cao của mọi nỗ lực nghệ thuật.

 

Phải trải qua kỳ công của những người làm trà sen (mà giờ đây đã lên hàng nghệ nhân) nơi đây mới có thể thưởng thức được chén trà thơm quyện tinh hoa của đất trời. Trà sen Hồ Tây đã trở thành một thứ quà Hà Nội nổi tiếng, không phải ngẫu nhiên, bởi mọi công đoạn chế biến đều cầu kỳ và chính xác nên trà sen là vô giá.

  • Ô Mai 

 

Ô mai vốn là một vị thuốc bắc, có nguồn gốc từ các khách trú người Hoa khi đến Việt Nam nhiều thế kỷ trước. Có thuyết cho rằng một quý bà phố cổ nhân lúc khách đến chơi đã mang ra một đĩa ô mai để nhấm nháp với trà nóng, hai vị hậu quá hợp nhau sau một bữa cơm. Thế là thành thói quen và lâu dần, chỉ cần vài thập niên đã thành tiêu chuẩn. Mấy chục năm đời sống đạm bạc đã khiến những thứ từ chỗ là thời trang thành cái nếp sinh hoạt. Nhiều khi chính nhờ sự chậm chạp thay đổi mà các ký ức truyền thống được bảo toàn.

 

Sau hàng ngàn năm tồn tại, ô mai đã dần phổ biến, được tiêu thụ rộng rãi với mức giá phải chăng hơn. Bằng sự khéo léo và sức sáng tạo của mình, những nghệ nhân người Việt đã biến món ăn này mang màu sắc và hương vị của riêng mình với đủ vị chua, cay, mặn, ngọt… 

 

Thật ra, ô mai không chiếm vị trí gì đặc biệt trong đời sống Hà Nội nhưng nó xuất hiện đúng chỗ, hơi bí ẩn. Ăn ô mai ở Hà Nội là điểm nhấm nhót, dĩ nhiên không phải thứ ăn lấy no nhưng cũng không phải vị phổ cập. Từ một thứ quả mơ sấy khô đã có hàng bao nhiêu thứ quả khác mà không xuất hiện nơi đâu: ô mai sấu, khế, hồng bì, thậm chí táo mèo (thứ quả bé nhỏ chát sin sít trên rừng mang về).

Trong khi phở hay bún chả mau chóng định vị được chỗ đứng của những kẻ khổng lồ trong không gian ẩm thực thì ô mai chiếm vị trí của một người tí hon. Có thể sống cả năm chẳng ăn một quả ô mai cũng không sao. Đi nước ngoài cũng khá dễ gặp quán phở còn ô mai thì chắc là rất hãn hữu. Ngay như các cửa hàng đồ Tết, cũng gọi chung là bánh mứt kẹo, chứ ô mai gần như là thứ phụ, chỉ mua khi đã hoàn tất các món ngọt ngào kia. Mặc dù ô mai rất thân cận với mứt, nói đến mứt là đã nghĩ ngay đến một cái Tết rộn ràng nhưng ô mai không được cái vị thế hoa hậu thân thiện đó.

 

Về hình thức, những món ô mai không bắt mắt theo kiểu rực rỡ bày biện tiệc tùng. Trong khi những món quà bánh có ảnh hưởng phương Tây phụ thuộc một phần vào thành phẩm bày biện, kiểu các món bánh phải có lớp kem bắt đẹp trên bề mặt thì ô mai đa phần nhăn nheo và có màu thẫm lại, ai không biết nhìn sẽ thấy rất khả nghi. Những quả ô mai không có cái mùi thanh mát, ngọt sắt hay thơm nồng nàn kiểu mứt quả Ả Rập hay trà Ấn Độ. Nó là tổng hợp mùi của những thứ vị được hãm rất kỹ và phơi sấy trong điều kiện không cao sang gì.

 

Nhưng chính những sự “không cao sang” ấy lại trở thành nét văn hóa rất đỗi mộc mạc của một thức quà mà người ta dùng để biếu nhau trong nhiều dịp. Món quà này mang tinh thần của sự chân thành, gắn kết, sự bày tỏ tôn trọng người tặng dành cho người nhận.

 

Trong cái bàn nước tiếp khách ngày Tết, khay đựng ô mai là thứ cả năm mới mang ra dùng lúc này. Nó tại vị giữa cái bàn như một điểm nhấn màu đen hay nâu (nói chung là không bắt mắt và trầm lắng nhất), bên cạnh các khay bánh kẹo rực rỡ hay mứt – thứ họ hàng vui tươi hơn bội phần của ô mai. Nhưng vị mặn của nó cân lại các thứ ngọt đến phát hoảng của bánh mứt, kẹo. Nó có gì đó phản chiếu một nét tính cách người Hà Nội, một chút khe khắt, có phần khó hiểu nhưng lắm khi điểm đúng một cái huyệt cũng khá duyên dáng. 

 

Ô mai được bày bán quanh năm, trên nhiều con phố ở Hà Nội, nổi bật hơn cả là con phố Hàng Đường (và nổi bật nhất trên Hàng Đường là cửa hàng Tiến Thịnh), Câu chuyện về ô mai Tiến Thịnh là câu chuyện về hành trình xuyên thế kỷ của một thức ẩm thực tinh tế và có phần tao nhã. Đây là nhân chứng của nét ẩm thực độc đáo trong suốt quá trình lịch sử của đất Kinh Kỳ. Được thành lập từ 1937, thương hiệu ô mai Hà Nội này đã thu hút thực khách Hà thành trong gần một thập kỷ qua.

 

Ô mai đối với người Hà Nội có lẽ đã được coi là câu chuyện riêng kín đáo. Và dẫu có bắt nguồn từ đâu thì cách mà món đặc sản ấy còn “sống” mãi đến tận ngày nay trong kí ức của bao thế hệ người Việt là nhờ có giá trị tinh thần và văn hóa mà người dân bồi đắp cho nó.

  • Bánh cốm

 

Cốm là thức quà đặc sản của Hà Nội, nhưng có một loại quà mà hương vị của nó vừa ngọt ngào, vừa thơm thanh, chính là bánh cốm. Bánh cốm đã soán ngôi ô mai để trở thành Đệ Nhất Quà Biếu cũng bởi vì hương vị, chất lượng, giá thành cũng như khâu đóng gói và bảo quản đều hơn hẳn ô mai.

 

Dù không rõ về thời gian và tác giả của món bánh cốm, nhưng theo nhiều tài liệu được ghi chép lại, thì bánh cốm có nguồn gốc từ phố Hàng Than, hay còn được gọi với cái tên “Phố bánh cốm”. Cũng có lẽ vì Hàng Than đã có tuổi đời thuộc hàng “lão niên”, nên được mặc định là nơi bắt nguồn của bánh cốm.

 

Nghề làm bánh cốm ở phố Hàng Than ngày nay cũng có sự đổi khác. Trước kia, cả phố chỉ lẻ tẻ vài nhà làm bánh cốm, nay đã có trên dưới 50 cửa hàng. Trước đây, việc xào cốm được đun bằng than củi thủ công, thì nay được thay bằng máy, bếp ga. Tuy nhiên, nguyên liệu và cách thức làm bánh vẫn không thay đổi.

 

Đời cha ông, nguyên liệu cốm được chế biến rất đơn giản, bằng cách xào cốm với đường kính, gói khéo trong những chiếc lá chuối xanh để giữ bánh được lâu. Thế hệ hậu bối về sau sáng tạo cho thêm nhân bánh là đậu xanh, rồi dừa nạo, lâu dần thành chiếc bánh cốm của ngày nay.

Theo tiêu chuẩn, một chiếc bánh cốm hoàn hảo là phải có lớp áo màu xanh lá mạ, bắt mắt, tinh tế như anh hoạ sĩ tài hoa khéo trộn màu, khi cầm trên tay phải cảm nhận được độ mềm dẻo, kéo giãn có độ dính nhất định, tựa chiếc kẹo mạch nha vàng óng màu mật ong, ngày bé thơ ai đó đổi bằng những vỏ lon, lông gà, lông vịt. Nhân đậu xanh nhất định phải có màu vàng tươi, giã nhuyễn, dừa xắt sợi điểm xuyết bên trong.

 

Cắn một miếng ta thấy vị ngọt thanh khó tả quyện với cái bùi bùi cùng đậu xanh, sần sật của sợi dừa nạo, cứ thế tan dần trong miệng, đê mê. Cái khoảnh khắc được thưởng thức trọn vẹn món bánh “ngon tuyệt trần” ấy khiến ta chỉ dám ăn thật chậm, dè dặt như sợ rằng nếu ăn quá nhanh sẽ chẳng kịp cảm nhận dư vị ngọt ngào của bánh cốm.  

 

Đâu ai nói bánh cốm cầu kỳ ở hình thức, mà cầu kỳ ở khâu lựa chọn nguyên liệu và chế biến. Từ hạt gạo nếp cái phải đạt độ dẻo thơm, đỗ xanh phải mẩy như thế nào, tỷ lệ đường/cốm, đến nhiệt độ, cách đảo cốm ra làm sao? Tất cả các công đoạn đều cực kỳ tỉ mỉ, công phu, chiếc bánh có ngon hay không, có đẹp hay không, sẽ cho ta biết về người làm ra chiếc bánh đó có thực sự tâm huyết, có dành cả trái tim cho chiếc bánh đó hay không. Mỗi “hạt ngọc xanh của đất” đều chứa trong đó cả hương đồng gió nội, ôm trọn “mùa thu chùng chình qua ngõ” của Đỗ Thỉnh, gom cả tình yêu Hà Nội đong đầy kết thành chiếc bánh cốm ngọt lành…   

 

làm quà tặng. Cha mẹ thưởng thức bánh cốm với ấm trà nhài thơm thoang thoảng, thấy lòng khoan khoái, nhẹ nhàng, cảm nhận được tấm lòng hiếu thảo của con cái dành cho bậc sinh thành.

 

Bạn bè thưởng thức bánh cốm thấy thú vị, thêm yêu “đặc sản xứ Kinh Kỳ”, biết trân trọng hơn công sức của những người làm ra hạt gạo “dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần”. Nhất là với những người nước ngoài, bánh cốm sẽ là thức quà gây ấn tượng với họ, gây cảm tình về một đất nước Việt Nam có nền ẩm thực đa dạng, phong phú.

 

Trên đây là bảng xếp hạng Tam đại quà biếu ở Hà Nội. Nếu có dịp đến chơi Hà Nội và được người thân bạn bè gửi một lời nhắn “thân thương” rằng, đi chơi nhớ mang quà về thì các bạn đã có thêm gợi ý cho bản thân mình rồi đó.

You Might Also Like

Leave a Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *