Xin Chào Việt Nam dạo gần đây nhận được rất nhiều câu hỏi liên quan ý nghĩa tên gọi đằng sau các vùng miền. Để trả lời các bạn đầy đủ nhất, chúng tôi sẽ tiếp tục chào đón một series mới mang tên: “Bạn nên biết” – nơi chúng tôi giải nghĩa tất cả các tên gọi quen thuộc của các vùng đất tưởng chừng quen thuộc nhưng không phải ai cũng biết ý nghĩa của nó, để giúp các bạn có thêm kiến thức và câu chuyện làm quà với bạn bè, người thân của mình.
Đây cũng là cách nhanh nhất và thuận tiện nhất để bạn lưu giữ một nét đẹp văn hóa của Việt Nam ta
|Đa Kao|
Bạn có tin rằng, Đa Kao nghe có vẻ Tây hoá, nhiều người thường ngộ nhận là địa danh tiếng Pháp, thực ra lại là một từ rất Thuần Việt bị người dân đọc chệch và phiên âm mà thành.
Theo đó, Đa Kao bắt nguồn từ tên vùng đất Sài Gòn xưa gọi là Đất Hộ. Hộ (quartiеr) là đơn νị hành ᴄhính tồn tại νàᴏ thời kì Sài Gòn νà Chợ Lớn đượᴄ sáp nhập lại thành νùnɡ Sài Gòn – Chợ Lớn (Réɡiᴏn dе Saiɡᴏn – Chᴏlᴏn) – thời kì Pháp thuộᴄ. Sau này, vào thời Pháp, người Việt phải phiên âm tên đất sang tiếng nước ngoài thành Đa Kao để dùng trong hành chính. Từ đó, cái tên Đất Hộ bị quên lãng, người hiện nay chỉ còn nhớ về địa danh Đa Kao là một phường hành chính thuộc Q.1, TP.HCM.
Đọc thêm: Sông Kinh Thầy và sự thật ít người biết.
|Gò Vấp|
Hiện nay, Gò Vấp là một địa danh hành chính quen thuộc ở Sài Gòn, một quận tập trung đông cư dân sinh sống. Có thuyết cho rằng, cái tên Gò Vấp ra đời bởi trước đây nơi này là một gò đất cao có trồng nhiều cây vắp (loại cấy có nguồn gốc từ châu Á, cây thân gỗ lớn, thuôn thẳng, cao từ 15-20m, vỏ màu nâu đen, tán lá rậm). Loại cây này đã mọc nhiều thành rừng đã che chở cho đời sống của cộng đồng người Chăm, vì vậy, trong dấu tích tiếng Chăm vẫn gọi cây vắp là Krai.
Sau này, người dân do đọc chệch âm và viết sai chính tả thành Gò Vấp như hiện này. Còn về cây vắp, bấy giờ đã không còn trên địa bàn Sài Gòn, nhưng nhiều cư dân bản địa cho rằng: Ở Thảo Cầm Viên Sài Gòn vẫn còn 2 cây vắp có tuổi thọ trên trăm năm.

Bên cạnh cách giải thích về loài cây vắp, dân tiểu thương tại chợ Gò Vấp lại kể: “Ngày trước đây ở đây cao, dân buôn bán nhà nghèo tụ họp thường bị rượt đuổi hoài, bỏ chạy thì vấp gò mà té nên gọi là Gò Vấp”. Người ta chưa khẳng định được chắc nịch đâu là đúng nhưng vẫn thấy rõ ràng được dáng dấp lịch sử của vùng đất trù phú màu mỡ này đối với cư dân Sài Gòn.
Riêng, bàn về quận huyện ở Sài Gòn, bên cạnh quận có chữ số: Q.1, Q.2, Q.3, Q.4…, vẫn còn những tên quận được đặt tên với ý nghĩa là vùng đất mới, trù phú và mong muốn an lành như Tân Bình, Bình Chánh, Bình Thạnh,…
|Thủ Thiêm|
Ngược dòng thời gian, Thủ Thiêm lần đầu tiên được biết đến vào thời chúa Nguyễn, thế kỷ 17, qua tên gọi xóm Tàu Ô. Khi đó, chúa Nguyễn đã đồng ý cho một nhóm người Hoa chạy trốn nhà Thanh cư trú ở bán đảo này.
Đến cuối thế kỷ 18 thì tên gọi Thủ Thiêm xuất hiện. Trong tên gọi này, từ “Thủ” có nghĩa là đồn canh. Chính quyền chúa Nguyễn lúc bấy giờ đã cho lập đồn binh tại đây để kiểm soát việc đi lại trên sông Sài Gòn, bảo vệ vùng Gia Định.
Có thể người chỉ huy đồn binh ở bán đảo tên là Thiêm nên người ta gọi đồn binh là Thủ Thiêm. Theo thời gian, không còn ai nhớ ông Thiêm là ai, còn cái tên Thủ Thiêm đã trở thành tên vùng đất.
Trong một thời kỳ dài, Thủ Thiêm chỉ là một địa danh được lưu truyền trong nhân dân. Tên gọi này được hành chính hóa từ năm 1966, khi phường Thủ Thiêm được lập, ban đầu thuộc quận 1, sau thuộc quận 9 của Đô thành Sài Gòn.
Xem thêm các video hay của Xin Chào Việt Nam tại đây.
Comments are closed.