Demo Example
Demo Example
Demo Example
Chưa phân loại

Các khái niệm trong lễ cưới của Việt Nam

Xin Chào Việt Nam rất vui mừng khi chủ kênh sắp làm đám cưới. Để hòa chung bầu không khí rộn ràng cũng như cho các bạn có thêm cái nhìn tổng quát về phong tục cưới hỏi tại Việt Nam, Xin Chào Việt Nam sẽ làm một bản siêu tổng hợp nghi thức và thủ tục cưới hỏi của người Việt Nam chúng ta.

Thông thường, phong tục cưới hỏi của các miền ở Việt Nam chúng ta đều có những nghi thức riêng, nhưng khá giống nhau và cơ bản thì có 3 nghi lễ chính: Lễ dạm ngõ, lễ ăn hỏi, lễ thành hôn.

1. Lễ dạm ngõ

Đây là một trong những nghi lễ quan trọng. Để lễ dạm ngõ này xảy ra thì nhà trai phải xem ngày đẹp, thông tin cho nhà gái biết sẽ đến dạm ngõ. Nhà gái chấp thuận chuyện qua lại thân tình giữa hai gia đình thì mọi việc tiếp theo đó mới diễn ra suôn sẻ và trọn vẹn.

Lễ này chính là ngày đầu tiên mà nhà trai và nhà gái gặp nhau, tại đây họ sẽ bàn bạc và đi đến thống nhất ngày giờ cưới hỏi, lễ vật và cũng như yêu cầu của nhà gái về cách thức tổ chức và những dịch vụ cần thiết trong các nghi lễ tiếp theo.

Lễ vật trong ngày dạm ngõ này khá đơn giản bao gồm: Chục trầu cau, chè, thuốc và bánh kẹo với số lượng chẵn để nhà gái cúng ông bà Tổ tiên.

Trình tự diễn ra lễ dạm ngõ

Thành phần tham dự: Nội bộ giữa hai bên gia đình bao gồm cô dâu, chú rể, bố mẹ và anh em chị ruột của cô dâu và chú rể.

Buổi dạm ngõ diễn ra bắt đầu bằng việc nhà gái sẽ tiếp đón nhà trai, họ sẽ chuẩn bị sẵn nước trà, thuốc, bánh kẹo, trái cây,… để mời khách. Sau đó nhà trai sẽ trao lễ cho nhà gái, bên nhà gái nhận lễ và mang lên bàn thờ ông bà tổ tiên thắp hương.

Tiếp tục hai bên gia đình sẽ ngồi lại nói chuyện với nhau về việc xem ngày, chọn ngày lành tháng tốt và các thủ túc khác chuẩn bị cho lễ ăn hỏi và lễ cưới sắp tới.

Sau buổi lễ này, người con gái được xem như đã có nơi có chốn.

Lễ vật lễ dạm ngõ

Tùy vào phong tục mỗi miền mà lễ vật của nhà trai đến nhà gái có sự khác biệt:

Lễ dạm ngõ miền Bắc: Lễ vật trên mâm lễ ở miền Bắc thường có cặp rượu, cặp trà, trầu cau và bánh trái. Những lễ vật này phải chuẩn bị theo số chẵn, thể hiện sự có đôi có cặp.

Lễ dạm ngõ miền Trung: Lễ vật của lễ dạm ngõ miền Trung gồm có khay trầu cau và chai rượu lễ gói giấy đỏ. Ngoài ra còn có thể thêm các đặc sản địa phương đó trên mâm lễ như bánh Hồng ở Phú Yên, Bình Định.

Lễ dạm ngõ miền Nam: Trong mâm lễ dạm ngõ ở miền Nam gồm có bánh phu thê, cặp rượu, cặp trà, mâm ngũ quả và đặc biệt là trầu cau têm cánh phượng.

2. Lễ ăn hỏi

Buổi lễ này nhằm thông báo chính thức giữa hai bên nội ngoại gia đình về việc hứa gả con gái giữa hai họ.

Trong lễ ăn hỏi này, các thủ tục như ăn hỏi, xin cưới và nạp tài được thực hiện luôn trong ngày này. Nhà trai sẽ mang lễ vật tới nhà gái bao gồm 30 chục trầu và tráp ăn hỏi.

(Lễ nạp tài, còn gọi là Lễ Đen hoặc Lễ Nát, thường diễn ra trong ngày đám hỏi hoặc ngày rước dâu. Trong lễ này, gia đình chú rể trao cho gia đình cô dâu một khoản tiền nhỏ gọi là tiền nạp tài, cùng những lễ vật cưới.

Tiền nạp tài là khoản tiền mà gia đình chú rể trao cho gia đình cô dâu trong lễ cưới.Tiền nạp tài là sự hỗ trợ tài chính từ gia đình chú rể đối với gia đình cô dâu để chia sẻ chi phí tổ chức đám cưới. Mức độ và ý nghĩa của tiền nạp tài có thể thay đổi tùy theo truyền thống và tình hình kinh tế của hai gia đình, giao động trong khoảng 5-15tr đồng, vài vùng miền có thể hơn (như người viết bài đi lễ đen 33tr đồng). Ví dụ, ở miền Bắc, tiền nạp tài thường là số lẻ như 3, 5 hoặc 7 triệu đồng. Trong khi đó, ở miền Nam, các con số thường là chẵn như 4, 6 hoặc 8 triệu đồng. Sự khác biệt này phản ánh đặc điểm văn hóa và phong tục của từng khu vực.)

Sau khi bố mẹ hai bên gia đình lần lượt giới thiệu thành phần tham dự thì mẹ chú rể sẽ đưa ra 30 chục trầu.

Chục trầu đầu tiên là cho nghi thức ăn hỏi, chục trầu tiếp theo cho nghi thức xin cưới và chục trầu cuối cùng là cho lễ nạp tài.

Sau đó sẽ đến lễ nhà gái nhận các tráp ăn hỏi của nhà trai. Các tráp ăn hỏi là số lẻ như 5, 7, 9 hoặc 11 và lễ vật trong tráp bắt buộc phải là bội số của 2. Thông thường thì các tráp ăn hỏi này có bánh cốm, bánh xu xê, mứt sen, chè, rượu, trầu cau, thuốc lá hoặc có thêm xôi và heo quay.

Trình tự diễn ra lễ ăn hỏi

Đồ ăn lễ hỏi của nhà trai mang tới sẽ được nhà gái lấy ra một ít và trầu cau mang lên cúng và thắp hương ông bà tổ tiên. Ngoài ra thì nhà gái sẽ giữ lại 2 phần đồ ăn và trả lại cho nhà trai phần còn lại.

Cuối cùng, cô dâu và chú rể ra mắt hai bên gia đình, rót nước, mời trầu các vị quan khách.

Ngày lễ ăn hỏi và lễ cưới cách nhau thời gian phụ thuộc và chọn lựa ngày của hai bên gia đình.

Lễ vật lễ ăn hỏi

Lễ vật của lễ ăn hỏi từ nhà trai còn phụ thuộc vào từng vùng miền khác nhau, số lượng tráp ăn hỏi ở miền Bắc thường là số lẻ 3, 5, 7, 9 tráp, trong khi ở miền Nam thì là số chẵn 4, 6, 8 hoặc 10 tráp.

Tuy nhiên, lễ ăn hỏi của cả 3 miền thường sẽ có những lễ vật cơ bản gồm: Mâm trầu cau, mâm rượu, trà, thuốc lá, mâm bánh ăn hỏi, mâm hoa quả, mâm mứt sen, mâm xôi gấc, mâm heo quay,…Cụ thể:

5 mâm lễ ăn hỏi gồm rượu, trầu cau, thuốc lá, hoa quả, chè và bánh cốm (hoặc bánh dẻo, bánh nướng).

7 mâm lễ gồm rượu, trầu cau, thuốc lá, hoa quả, chè, bánh cốm, bánh phu thê và mứt sen.

9 mâm lễ gồm rượu, trầu cau, thuốc lá, bánh cốm, chè, hoa quả, bánh phu thê, mứt sen, xôi gấc và lợn quay.

Đọc thêm: Các khái niệm trong lễ cưới của Việt Nam

3. Lễ cưới (lễ thành hôn)

Đây là một trong những buổi lễ trọng đại của cô dâu và chú rể. Tại buổi lễ này thì hai bên gia đình mời khách tới dự tiệc ăn uống, chúc mừng.

Bên gia đình cô dâu sẽ tổ chức 1 ngày trước lễ cưới, trong buổi tiệc này đều có mặt đầy đủ của cô dâu và chú rể và thức ăn được dùng đãi khách là thức ăn mặn.

Bên gia đình nhà trai thường tổ chức tại nhà hoặc nhà hàng, khách sạn. Trường hợp tổ chức tại nhà thì hai bên gia đình phải bàn bạc và lên kế hoạch trước để làm lễ xin dâu, lễ gia tiên rồi chào hai họ, rót nước mời hai bên gia đình và cuối cùng là chụp ảnh kỷ niệm.

Trình tự lễ thành hôn tại nhà

Vào ngày giờ đẹp đã được chọn lựa sẵn từ trước, chú rể cùng với bà con trong gia đình đã được mời đi họ sẽ tới nhà gái mang theo xe hoa, hoa cưới đến rước cô dâu.

Cô dâu được trang điểm xinh đẹp, lộng lẫy trong bộ váy cưới còn chú rể thường sẽ mặc vest lịch sự, trang trọng.

Lễ vu quy tại nhà gái

Lễ vu quy chính là tên gọi dùng riêng cho gia đình nhà gái, đây là nghi lễ để báo với ông bà và quan khách trước khi đưa nàng dâu về nhà chồng.

Nhà trai sẽ đến nhà gái, hai bên gia đình giới thiệu thành phần tham dự, sau đó trao trầu xin dâu và xin phép cho chú rể lên phòng đón cô dâu.

Sau đó, cô dâu cùng với chú rể làm lễ gia tiên tại nhà gái và nhà trai xin phép được đưa cô dâu về bên nhà trai. Đại diện nhà gái đồng ý cho nhà trai rước cô dâu.

Lễ thành hôn tại nhà trai

Khi đi rước cô dâu về nhà trai, cô dâu và chú rể cùng thắp hương trước bàn thờ gia tiên của nhà trai.

Sau đó, đại diện bên nhà trai sẽ có đôi lời phát biểu trước quan viên hai họ, chú rể dắt cô dâu chào mẹ chồng, chào quan viên hai họ, trao quà và sau đó là chung vui tiệc mặn cùng với chương trình văn nghệ đã chuẩn bị.

Trình tự lễ thành hôn tại khách sạn

Hai bên gia đình sẽ có mặt tại khách sạn trước 30 phút trước giờ mời khách. Cô dâu tới khách sạn trang điểm, mặc váy cưới trong phòng chờ, mọi người hai bên gia đình sẽ cùng nhau chỉnh trang lại trang phục, kiểm tra lễ vật và sau đó sẽ cô dâu, chú rể cùng với ba mẹ của mình đón khách.

Xem thêm các video hay của Xin Chào Việt Nam tại đây:

Comments are closed.