Sau bản tổng hợp các danh xưng trong cung đình, nay Xin Chào Việt Nam sẽ có bản tổng hợp các danh từ, hành động liên quan đến vua trong triều đình phong kiến ngày xưa. Xin lưu ý, bản tổng hợp này được chúng tôi tổng hợp từ nhiều nguồn chính thống và nghiêm túc, tránh trường hợp những kiểu chơi chữ như: vua đi đánh bài là Long Sền (Lên Sòng).
Ở Trung Quốc, Việt Nam và các nước Đông Á nói chung, vua hay hoàng đế được biểu tượng hóa bằng con rồng là linh vật không có thực, và chính vì không có thực nên nó càng thêm phần huyền bí. Hễ cái gì dính dáng đến vua thì được tôn xưng bằng chữ “long” (rồng).
Mặt vua thì gọi là “long nhan”, ghế vua ngồi thì gọi là “long ỷ”, áo vua mặc thì gọi là “long bào”, giường vua nằm thì gọi là “long sàng”, cơ thể của vua thì gọi là “long thể”, cái bụng bầu do vua tạo ra cho hoàng hậu hay đám phi tần thì gọi là “long thai”, “long chủng”…
Đọc thêm: Biện giải về kỳ án Hồ Dâm Đàm
Vua ăn cơm gọi là: ngự thiện.
Vua “ăn” cung nữ, quý phi thì gọi là: thị tẩm.
Vua đi chơi gọi là: ngự dạo.
Trong triều Nguyễn: Vua ốm được gọi là se, siết, vi dạng.
Vua thức dậy gọi là “tánh”, vua chết là “băng hà”.
Trong các triều đại phong kiến Trung Quốc, kể cả khi đi “giải quyết” thì vua luôn có các thái giám, nô tì đi sau, và cũng từ đây sẽ có các thuật ngữ liên quan đến các hành động “giải quyết nỗi buồn” của vua như sau:
Đầu tiên, khi vua cởi áo khoác ngoài thì thái giám hô “Khai long bào!” (開龍袍), cởi áo trong thì thái giám hô “Thoát long khố!” (脫龍褲).
Đến cái sự vụ gay cấn thì thái giám hô “Đào long cụ!” (掏龍具). Đào (掏) trong tiếng Hán có “lấy ra, móc ra”, kiểu như lấy đồ vật trong túi ra; cụ (具) là “dụng cụ; đồ nghề”. “Long cụ” hiểu nôm na là “đồ nghề của rồng”. Khi vua “trút bầu tâm sự” xong thì thái giám hô “Trí long cụ!” (置 龍 具). Trí có nghĩa là “sắp đặt; sắp xếp” mà ta thường dùng trong “trang trí; bài trí”. Rồi tiếp theo là hô “Phục long khố!” (復龍褲 – mặc lại áo trong), và “Xuyên long bào!” (龍袍 – mặc long bào). Và cuối cùng là câu thường lệ “Cung tiễn hoàng thượng!”.
Ngoài ra:
Theo Đại Việt sử ký toàn thư, vào thời Đại Việt, lộ (路) tính từ có nghĩa là to lớn. Nơi vua ở thường được ví với sự to lớn nên gọi chung là lộ, ví dụ: cửa nhà của vua gọi là lộ môn (路門), còn chỗ vua ngủ thì gọi là lộ tẩm (路寢).
Giá (駕) có nghĩa là xe cộ hoặc vua xuất hành; loan giá (鸞駕) là xe vua. Nếu chuyến đi của vua có nhiều xe theo hầu thì gọi là đại giá (大駕), ít xe gọi là pháp giá (法駕); theo phò vua là hộ giá (護駕).
Xem thêm các video hay của Xin Chào Việt Nam tại đây:
Comments are closed.