Đến tham quan các khu đền, miếu, đình, chùa, không khó để bắt gặp hình ảnh chú rùa thấp bé đang cõng trên lưng con chim hạc cao lêu khêu. Ngoài ra, không chỉ ở các đền chùa mà ngay cả những bộ đỉnh đồng thờ gia tiên cũng sử dụng hình ảnh 2 con vật này để thờ cúng.
Mặc dù được đặt ở rất nhiều nơi khác nhau, và cũng không còn xa lạ với mỗi chúng ta nhưng không phải ai cũng biết được hình ảnh mang ý nghĩa văn hóa sâu sắc như thế này là gì bởi xoay quanh hình ảnh hạc đứng trên lưng rùa đã có rất nhiều những lý giải khác nhau trước đó.
Trước tiên, theo quan điểm của người Việt, rùa là loài bò sát lưỡng cư, có tuổi thọ rất cao, thường được gọi là cụ rùa, thần rùa. Rùa có thân hình chắc chắn cộng với khả năng sống lâu cho nên được ví như biểu tượng của sự trường tồn. Bên cạnh đó, rùa là loài vật ăn ít, có khả năng nhịn đói tốt nên được coi là thoát tục.
Còn hạc được xem như một loài chim quý, hình ảnh hạc thường xuất hiện bên các vị thần tiên. Hạc cũng là loài vật tượng trưng cho sự trường thọ.
Bởi vậy, sự kết giữa 2 con vật lýnh là rùa và hạc này đội nhau đã tạo nên biểu tượng “thọ đội thọ”. Thể hiện cho khát vọng trường tồn, biểu tượng cho một sự may mắn.
Mặt khác, cũng có cách lý giải khác cho rằng rùa là loài vật sống ở dưới đất, còn hạc là loài sống ở trên cao. Khi hạc đứng trên mình rùa tạo thành một cặp. Hình ảnh đó thể hiện sự hài hòa, gắn kết giữa hai thái cực âm dương.
“Con hạc đầu đội công lý, mắt biểu trưng cho mặt trời và mặt trăng, cánh là gió, lông là cây cỏ, còn chân có ý nghĩa là đất. Bởi vậy, đây là một lýnh vật biểu tượng cho không gian, cho bầu trời và lực dương.
Ngoài ra, những con hạc được thiết kế với chiếc mỏ há ra đang ngậm viên ngọc thể hiện sự trong sáng, còn biểu trưng cho đạo pháp. Thực chất hạc là con chim thiêng biết giảng về đạo lý.
Còn con rùa thuộc phần âm, biểu trưng cho đất. Đó vẫn là tư duy nông nghiệp, âm dương đối đãi tồn tại từ bao đời nay ở dân tộc Việt ta. Cho nên, hình ảnh hạc đứng trên mình rùa về mặt nào đó, chính là biểu tượng của sự trường tồn.
Tuy nhiên, để lý giải cho câu chuyện rùa cõng hạc trên lưng và mối lýên hệ với hình ảnh lá cờ phướn dài, nhân dân ta còn có một câu chuyện thú vị khác. Truyện kể rằng, người nông phu nọ có nuôi con rắn, hàng ngày anh chăm chỉ kiếm mồi để nuôi nó lớn. Rắn mỗi ngày mỗi lớn, nên việc kiếm ăn ngày một khó khăn.
Một hôm, người nông phu nói với con rắn rằng, bữa hôm nay đói kém nên
không thể kiếm ăn cho rắn được. Rắn nghe nói thế bèn nổi giận và trở mặt, phồng mang, trợn mắt đòi cắn chết anh nông phu . Anh nông phu buồn rầu và nghe nói “cứu vật, vật trả ơn” nhưng sao rắn mình nuôi nó, nó lại đòi ăn thịt mình. Và rồi anh nông phu nói với rắn, vậy mi cùng đi với ta đến gặp một loài vật khác hỏi xem nếu nó đồng ý mi ăn thịt ta, ta sẽ bằng lòng ngay.
Rắn đồng ý và cả hai gặp con hạc. Anh nông phu kể lại tự sự, hạc nghe xong bèn nổi giận cho rắn là vong ân bội nghĩa, tội đáng chết. Nhưng rắn chưa chịu và đòi đi gặp con vật thứ hai. Và rồi cả hai lại gặp con rùa đang nằm bên lề đường. Rùa nghe rắn phân bua, bèn phán: “vậy mi cắn người nông phu chết cho rồi. Tại sao hắn nuôi mi mà để cho mi đói”.
Anh nông phu đề nghị nên gặp thêm con vật thứ ba mới phân thắng bại vì vừa qua đã gặp hai con vật mà mỗi con lại có ý trái nhau . Rắn đồng ý và rồi trên đường lại gặp con quạ. Nghe xong cớ sự, quạ bèn nổi giận từ trên cành cao nhào xuống mổ con rắn chết ngay tức thì. Nhưng hồn con rắn không vừa, bèn bay lơ lửng, vẩn vơ tìm Đức Như Lai để nhờ phân xử. Đức Phật nghe rõ đầu đuôi câu chuyện rồi phán rằng:” Hạc là loài có nghĩa, từ nay được đứng trên cao. Rùa nói vô lý, từ nay cho nó bò dưới thấp. Rắn là loài vô ân nên bị quạ giết là đáng lắm.
Bên cạnh những hình ảnh biểu trưng văn hóa luôn có những tồn tại về cách hiểu và lý giải khác nhau. Không thể khẳng định rằng quan điểm này là đúng và phủ nhận quan điểm của người kia. Chúng ta nên chấp nhận và tiếp thu chúng ở mọi góc độ nhìn nhận bởi thế giới tâm linh vốn huyền bí, còn văn hóa luôn vô cùng.
- Tham khảo sách về lịch sử Việt Nam: Đại Việt sử ký toàn thư và Việt Nam sử lược
Comments are closed.