Demo Example
Demo Example
Demo Example
Con người Việt Nam

Những sự thật về ông Ba Bị mà bạn chưa biết

Khi còn là con nít, hẳn ai trong chúng ta cũng từng một lần bị người lớn đem ông Ba Bị (hay ông Kẹ) ra hù dọa khi không nghe lời, quậy phá hay biếng ăn.

Trong hình dung của những đứa trẻ, ông Ba Bị (ông Kẹ) được phác họa trong bộ dạng khá kỳ dị “Ba Bị, 9 quai, 12 con mắt, chuyên bắt trẻ con”. Và “người đàn ông” đáng sợ này thường xuất hiện vào buổi tối để rình bắt trẻ con hư.

Trong số Việt Nam thật lần này, chúng ta cùng tìm hiểu về truyền thuyết về ông Ba Bị cũng như những tài liệu mà chúng tôi sưu tập được về ông Ba Bị có thật trong lịch sử Việt Nam.

Ba Bị là gì và những truyền thuyết về ông Ba Bị…

Trong Việt Nam tự điển của Khai Trí Tiến Đức (1931) có nêu ra định nghĩa về Ba Bị. Theo đó, “Ba bị: Giống quái lạ người ta bịa ra để dọa trẻ con: Ba bị chín quai mười hai con mắt: nghĩa bóng là tồi tàn, xấu xí: đồ ba bị”.

Hay trong Từ điển tiếng Việt của Trung tâm Từ điển học (2007) do Hoàng Phê chủ biên định nghĩa: “Ba bị: tên gọi một hình người quái dị bịa ra để dọa trẻ con”. Tuy nhiên, nhiều học giả cho rằng, định nghĩa này chưa thực sự chính xác. Bởi có khá nhiều câu chuyện truyền thuyết về ông Ba Bị này.

Ông ba bị trong các lời kể

Vào khoảng thế kỉ thứ XVII, XVIII, ở các vùng ven biển duyên hải từ miền Trung ra Bắc (các tỉnh từ Hà Tĩnh trở ra) thường xuất hiện hoạt động bắt cóc trẻ em.

Theo mô tả những kẻ bắt cóc thường đi thành từng nhóm 6 người, di chuyển bằng thuyền từ ngoài khơi vào. Khi vào đến bờ, chúng chia thành 3 tốp nhỏ, mỗi tốp 2 người mang theo một túi to bện bằng cói.

Vì mỗi nhóm chia làm 3 tốp, mỗi tốp có một cái bị nên thường gọi là “Ba bị”. Mỗi cái bị lại có 3 quai nên là “chín quai”; tất cả nhóm có 6 người – tổng cộng là “mười hai con mắt”.

Các nhóm này đi vào trong các khu dân cư ven biển, tìm mọi cách để bắt cóc trẻ con trong làng, xóm. Khi bắt cóc được trẻ con, chúng để trẻ con vào trong bị to, rồi nhanh chóng đem ra ngoài thuyền, chạy trốn ra biển khơi nên rất khó đuổi kịp.

Chính vì thế, đối tượng này một thời đã gây hoang mang trong dân chúng về tệ nạn bắt cóc trẻ con. Người dân chỉ còn cách nâng cao cảnh giác và lấy hình ảnh đó ra để răn dạy, nhắc nhở trẻ em trong nhà, trong thôn xóm mình không được tin người lạ.

Cũng có một câu chuyện khác lưu truyền trong dân gian về “người đàn ông” này là vào những năm 1608, trong khu vực từ Nghệ An trở ra đang chịu cảnh đói kém, mất mùa vì hạn hán thì xuất hiện một nhân vật ăn xin có ngoại hình đen đủi, gớm ghiếc, vai đeo ba cái bị lớn đi ăn xin.

Khi thấy người lớn sơ hở, ông ta thường bắt cóc trẻ con bỏ vào bị và đem đi bán. Dần dần người ta lấy hình tượng này ra để dọa những đứa trẻ không ngoan, khóc không nín sẽ bị ông Ba Bị bắt đi không được ở với bố mẹ nữa.

Những truyền thuyết về ông Ba Bị cứ được lan truyền trong dân chúng, theo thời gian, nhân vật này trở nên phổ biến và được người lớn sử dụng rất nhiều để dọa nạt những đứa trẻ không nghe lời.

Ông Ba Bị có thật ở Huế

Nằm ở khu lăng mộ phía sau chùa Thiên Mụ – nơi trùng trùng các nấm mồ xi măng, có một ngôi mộ được cho là của ông Ba Bị.

Trên nấm mồ có một tấm bia, đằng trước tấm bia có dòng chữ: “Thuận Hóa Thừa Thiên húy thượng Trung hạ Đình đại lão hòa thượng chi bảo tháp”. Phía sau bảo tháp hình bát giác được xây dựng công phu, tỉ mỉ còn mới nguyên có một tấm bia được in màu đỏ nổi bật.

Trên tấm bia có trích về ông Ba Bị trong sách Lịch sử Phật giáo xứ Huế của Thích Hải Ấn và Hà Xuân Liêm như sau: “Trước khi quân Trịnh vào chiếm đóng Thuận Hóa, tại chùa Thiên Mụ đã có cuộc hỏa thiêu của Trung Đình hòa thượng. Không biết hòa thượng là người ở đâu, tên gì, thuộc thiền phái nào. Chỉ vì ngài thường trú trong các đình làng nên người ta thường gọi là Trung Đình hòa thượng.

Ngài tu theo hạnh đầu đà, thường đi khất thực lang thang ở các làng, lúc nào trên mình ngài cũng đeo ba cái bị. Một cái để đựng thức ăn mặn do người ta cúng dường, ngài chỉ nhận để cho lại người nghèo; một cái để đựng đồ ăn chay phần ngài dùng; một cái to nhất thì đi đến đâu, về đêm, ngài treo lên mái đình làng để ngồi vào trong đó.

Đêm trì tụng, ngày lang thang xin ăn. Áo quần không cần thiết, chỉ đóng khố, tóc để bù xù, hình dáng nhớp nhúa, trẻ em trông thấy rất sợ hãi. Dân gian vùng Thuận Hóa thường diễn tả hình ảnh ngài qua ba tiếng “ông Ba Bị”. Nhưng có ai biết trong cái hình dáng lạ kỳ, cổ quái như thế mà ngài là một thiền sư đã ngộ đạo.

Ngài đã xin chúa Nguyễn Phúc Thuần cho lập hỏa đàn ở chùa Thiên Mụ, và xin bố cáo cho dân kinh thành biết để đến dự. Mọi người vái lạy xin ngài lưu lại cho một chút di thể, ngài chỉ yên lặng đưa lên một ngón tay.

Lửa đốt, lửa bốc mạnh thành gió, đẩy mạnh chiếc mũ Quán Âm của ngài đội. Trong lửa đỏ rừng rực, thiền sư đã tự nhiên đưa tay lên để sửa lại mũ, miệng vẫn tụng niệm. Người đi dự đông như kiến cỏ, tranh nhau lấy trầm hương liệng vào hỏa đàn. Thiêu xong, quả nhiên còn một ngón tay không cháy.

Người ta nhặt ngón tay và tro còn lại, đem xây tháp thờ bên triền núi phía tây chùa Thiên Mụ. Tháp này đến nay vẫn còn tại chỗ cũ, ở phía tây ngoài vòng thành chùa hiện nay. Bốn mặt đều có khắc chữ “phù”, trên chóp có hoa sen, tháp hình vuông, cao độ 1m, tháp cổ đã hơn 200 năm.

Khi hỏi những người dân xung quanh về ngôi mộ của Trung Đình hòa thượng thì được biết cách đây 3 năm có một nhóm Phật tử đến xây dựng lại. Từ đó những người dân sống ở đây mới biết có một ngôi mộ của ông Ba Bị.

Đặc biệt ông Ba Bị – Trung Đình hòa thượng không hề đáng sợ, ghê gớm như vẻ bề ngoài, mà Ngài đặc biệt rất thương trẻ con và được chúng yêu quý.

  • Xem thêm các video hấp dẫn của Xin Chào Việt Nam tại đây

12 Comments

  1. Do you have a spam issue on this blog; I also am a blogger, and I was wondering your
    situation; many of us have created some nice practices and
    we are looking to exchange strategies with other folks, why
    not shoot me an e-mail if interested.

  2. Hi my friend! I wish to say that this article is amazing, nice written and
    include approximately all significant infos. I would
    like to peer extra posts like this .

  3. Aw, this was a really nice post. Spending some time and actual effort to create a good article… but
    what can I say… I put things off a whole lot and don’t seem
    to get nearly anything done.

  4. certainly like your web-site however you need to test the spelling
    on quite a few of your posts. A number of them are rife with spelling problems and I in finding it very bothersome to inform the truth however I will
    definitely come again again.

  5. I simply couldn’t go away your site prior to suggesting that I actually loved the standard info a person provide on your visitors?
    Is going to be back continuously in order to investigate cross-check new
    posts

Write A Comment