Demo Example
Demo Example
Demo Example
Chuyện Việt Nam

Giải mã biểu tượng văn hóa: Cờ ngũ sắc

Cờ ngũ sắc là một loại cờ có ý nghĩa rất quan trọng trong văn hóa Việt Nam. Cờ này thường được sử dụng để tôn lên vẻ đẹp linh thiêng và trang trọng trong các không gian thờ cúng như đền thờ, miếu, chùa, đình làng,… và cũng được sử dụng trong việc tổ chức lễ hội dựa trên thuyết Âm dương Ngũ hành. Cờ ngũ sắc có hình vuông và được tô điểm bởi 5 màu sắc khác nhau tượng trưng cho 5 hành khí cụ thể là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.

Lá cờ ngũ sắc còn được gọi là cờ Thần, chữ Thần mang nhiều ý nghĩa khác nhau tùy từng giai đoạn. Theo các câu chuyện dân gian thì cờ ngũ sắc đã được nhắc tới ở Việt Nam từ thời Hai Bà Trưng (thế kỷ 1 SCN). Lá cờ này được gọi là cờ Thần, xem như biểu tượng cho sức mạnh của thần thánh.

Sau này, chữ Thần mang ý nghĩa là thần thái, tinh thần. Là biểu tượng ý chí, tinh thần đoàn kết, cốt cách của dân tộc, dòng họ hay một số lễ hội. Vì vậy mà cờ ngũ sắc không những được sử dụng tại các nơi thờ cúng mà còn ứng dụng trong mọi không gian khác với mục đích sử dụng khác nhau.

Theo các nhà nghiên cứu, màu sắc trên cờ ngũ sắc xuất phát từ quan niệm Ngũ hành trong triết lý phương Đông, theo đó tất cả vạn vật đều phát sinh từ 5 nguyên tố cơ bản: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa và Thổ.

Xét về cấu trúc màu sắc, lá cờ ngũ sắc chọn màu trung tâm làm màu chủ đạo và chi phối 4 dải màu tiếp theo dựa trên quan hệ Ngũ hành tương sinh. Bản sắc lá cờ ở giữa là màu đỏ, có màu vàng,… từ đó các màu viền xung quanh cũng đổi khác nhau.

Tuy nhiên, do có một giai đoạn sự trao truyền văn hóa ở nước ta bị đứt gãy, tạo ra những khoảng trống lớn trong hiểu biết, nhận thức của người dân về văn hóa mà ngày nay không có nguyên tắc thống nhất nào về tạo hình lá cờ ngũ sắc ở Việt Nam.

Các khác biệt này xuất phát từ nhiều quan điểm khác nhau chưa được thống nhất. Một số người cho rằng màu đỏ phải ở trung tâm vì tổ tiên xưa kia tôn thờ nguyên tắc của Hỏa, quyết định của Vua lúc nào cũng ở trung tâm, còn người khác lại cho rằng màu vàng biểu thị đất đai nuôi sống chúng ta,..

Tuy nhiên, một điểm chung từ lá cờ ngũ sắc đó là tất cả viền cờ bên ngoài đều màu đỏ và hình dạng giống như ngọn lửa điều này là biểu tượng của sự tồn tại và vĩnh cửu.

Về kích thước, lá cờ ngũ sắc được thiết kế với linh hoạt kích thước khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng trong mọi không gian và mục đích khác nhau. Cờ mang kích thước lớn được gọi là cờ đại, cờ mang kích thước trung bình gọi là cờ trung, và kích thước nhỏ được gọi là cờ tiểu.

Tùy thuộc vào quy mô và bản chất của lễ hội, người ta chọn kích thước phù hợp. Thông thường, người ta thường chọn kích thước của lá cờ ngũ sắc sao cho tổng độ dài của các cạnh là một số lẻ như 1m, 1,20m, 2,10m, 3m, 4,50m, 5m… Vì trong quan niệm của người Việt Nam, số lẻ biểu thị sự phát triển không ngừng.

Ngoài cờ ngũ sắc có hình vuông, chúng ta cũng có thể thấy lá cờ ngũ sắc hình tam giác, tuy nhiên loại này thường dùng kích thước nhỏ để cắm.

Cờ ngũ sắc có thể gọi là cờ truyền thống của dân tộc Việt Nam vì ông cha ta đã sáng tạo ra từ hàng ngàn năm nay và được truyền lại đến tận bây giờ. Đa số các di tích lịch sử văn hóa, các cơ sở tín ngưỡng như đền, miếu thờ, chùa và các lễ hội truyền thống đều treo cờ ngũ sắc. Đã trở thành truyền thống thì không cần một ai công nhận và chúng đã có sức sống lâu dài trong lòng dân tộc và được mặc nhiên công nhận.

  • Xem thêm các video hay của Xin Chào Việt Nam tại đây

Comments are closed.